/
/
Chuỗi cung ứng là gì? Làm thế nào để quản trị chuỗi cung ứng?

Chuỗi cung ứng là gì? Làm thế nào để quản trị chuỗi cung ứng?

Nội dung chính

Nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm Chuỗi cung ứng với khái niệm Logistic. Vậy chuỗi cung ứng là gì, mô hình chuỗi cung ứng phổ biến nhất hiện? Và làm thế nào để có thể quản trị chuỗi cung ứng? Hãy cùng Winmap tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) được ví như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho , kênh phân phối và các cửa hàng bán lẻ, nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở với nhau.

Có nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng ta có thể hiểu đơn giản rằng. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nó không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. 

chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng liên bao gồm các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngoài ra còn bao gồm cả phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. 

Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng. Và khách hàng là nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất của toàn chuỗi. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi quyết định đứng ra kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác. Điều này sẽ dẫn đến giá bán cho khách hàng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu của người tiêu dùng sẽ trở nên thấp. 

Thành phần của một chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bao gồm 5 thành phần sau:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu thô:

Đây được coi là thành phần quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng bởi đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp – bước tiên quyết đầu tiên trong chuỗi cung ứng.

  • Nhà sản xuất:

Nhà cung cấp nguyên liệu thô sẽ chuyển nguyên vật liệu cho nhà sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế hai thành phần này có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Nếu 1 trong 2 thành phần này gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó.

  • Nhà phân phối:

Với số lượng sản phẩm rất lớn xuất ra từ nhà sản xuất thì doanh nghiệp không thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng luôn được. Vì vậy chúng ta sẽ cần thêm nhà phân phối trong chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối có nhiệm vụ lấy lượng hàng lớn từ nhà sản xuất sau đó tiếp tục phân phối đến các kênh nhỏ hơn như siêu thị, tiệm tạp hoá,…

  • Đại lý bán lẻ:

Các đại lý là một thành phần cấp thấp hơn nhà phân phối. Các đại lý bán lẻ nhập hàng từ nhà phân phối và bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp các đại lý bán lẻ nhập trực tiếp từ nhà sản xuất và phân phối lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng.

  • Khách hàng cuối cùng:

Đây là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng, cũng là nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Họ có thể là người mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối hoặc đại lý bán lẻ trong cùng một chuỗi cung ứng. 

Mô hình chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay

Tuỳ thuộc vào cách thức công ty được cấu trúc như nào và nhu cầu cụ thể của công ty, sẽ lựa chọn mô hình chuỗi cung ứng khác nhau. Dưới đây là 03 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay:

  • Mô hình dòng chảy liên tục

Đây là mô hình chuỗi cung ứng truyền thống, phù hợp với công ty có các sản phẩm ít thay đổi. Đó là những sản phẩm có nhu cầu cao hoặc nhu cầu thấp nhưng không cần thay đổi thiết kế lại theo thời gian dài. 

Mô hình này dựa trên sự ổn định của mối quan hệ cung – cầu. Các quy trình của nó được thiết lập sao cho đảm bảo sự liên tục của sản phẩm. Do đó doanh nghiệp luôn cần phải quản lý, chuẩn bị nguyên liệu đảm bảo đáp ứng sản xuất được số lượng sản phẩm lớn.

chuỗi cung ứng

  • Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh thường được áp dụng nhiều nhất trong thị trường thời trang nhanh. Các doanh nghiệp bán sản phẩm dựa trên xu hướng có thể bị giới hạn về thời gian. Họ phải nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường và tận dụng các xu hướng, mức độ quan tâm sản phẩm để tăng nhanh doanh thu.

Tuy vậy, khi thấy sản phẩm có dấu hiệu bắt đầu bão hoà và hạ nhiệt, các chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm cho mình những xu hướng khác để sản xuất.

chuỗi cung ứng

  • Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt

 Mô hình linh hoạt thường được ứng dụng cho các dịp lễ trong năm để sản xuất các sản phẩm có tính thời vụ. Các công ty sẽ tăng cường sản xuất những sản phẩm tiêu thụ cao và giảm sản xuất đối với những sản phẩm tiêu thụ thấp hoặc có thể sẽ dừng hẳn. 

Ví dụ: Trong dịp Tết Nguyên đán, các công ty thường tập trung vào sản xuất các sản phẩm bánh mứt kẹo đặc trưng để phục vụ thị trường trong dịp này. Sau dịp tết, họ sẽ cắt giảm sản xuất hoặc dừng sản xuất bao bì sản phẩm ngày Tết.

Mô hình này yêu cầu quy trình phải rõ ràng, chủ động trong quy trình sản xuất. Cùng với đó, các nhà quản lý cũng phải dự báo chính xác nguyên vật liệu, hàng tồn kho cùng các chi phí liên quan. 

chuỗi cung ứng

Làm thế nào để quản trị chuỗi cung ứng? 

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong một chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả nhu cầu của thị trường.

Có thể hiểu đơn giản rằng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần truyền thống và liên quan đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và chăm sóc khách hàng.

Thành phần của quản lý chuỗi cung ứng

Để có thể quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng hiệu quả, trước hết ta cần tìm hiểu về các thành phần của chuỗi cung ứng, mỗi tác nhân sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến cả chuỗi cung ứng.

  • Sản xuất (sản xuất cái gì, như thế nào, khi nào?)

Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi để sản xuất và tồn kho sản phẩm. Các phương tiện trong sản xuất là nhà xưởng và nhà kho.

  • Tồn kho (sản xuất bao nhiêu và dự trữ bao nhiêu?)

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm do nhà sản xuất , nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Những nhà quản lý cần phải cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả; để đạt hiệu quả cao thì chi phí tồn kho nên thấp nhất có thể.

  • Địa điểm (Nơi nào thực hiện tốt nhất cho hoạt động nào?)

Quyết định về địa điểm được xem như một trong những quyết định chiến lược vì nó ảnh hưởng đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi quyết định địa điểm, các nhà quản lý cần xem xét đến một loạt yếu tố liên quan như chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất, thuế,… và nên gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng. 

  • Vận tải (Vận chuyển sản phẩm bằng cách nào, khi nào?)

Chi phí vận tải có thể bằng ⅓ chi phí vận hành của chuỗi cung ứng, vì vậy việc lựa chọn phương thức vận tải phù hợp là rất quan trọng.

Có 6 phương thức vận tải phổ biến hiện nay: tàu thuỷ, xe lửa, xe tải, máy bay, đường ống dẫn, vận chuyển điện tử. 

  • Thông tin (Những vấn đề cơ bản để đưa ra những quyết định?)

Thông tin là một thành phần quan trọng thúc đẩy 4 tác nhân khác trong chuỗi cung ứng. Ví dụ với một doanh nghiệp có những dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ, các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra được những quyết định chính xác đối với các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm.

chuỗi cung ứng

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng

Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho công ty một mô hình quản trị riêng biệt. Sẽ có hai mô hình phổ biến nhất hiện nay:

Quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình đơn giản

Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ trực tiếp mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp; trực tiếp sản xuất ra sản phẩm/hàng hoá; trực tiếp vận chuyển và bán ra tới tay khách hàng.

Mô hình này thường áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có các danh mục sản phẩm ít, sản lượng nhỏ.

Quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình phức tạp

Quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình phức tạp, doanh nghiệp có thể có nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu khác nhau. Hoạt động nhập có thể liên quan đến nhiều đơn vị, nhà máy khác để bổ trợ cho quá trình sản xuất.

Trong quá trình sản xuất có thể có thêm nhiều nhà thầu phụ, đối tác sản xuất với doanh nghiệp. Và tương tự đó, với sản phẩm đầu ra, công ty có thể trực tiếp vận chuyển và bán hàng hoá ra thị trường hoặc thông qua các nhà vận chuyển, phân phối khác.

Ví dụ về chuỗi cung ứng của Vinamilk

chuỗi cung ứng

Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm hơn 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa tươi như: sữa đặc, sữa tươi, sữa chua uống, nước ép trái cây,…

Nguồn nguyên liệu đầu vào:

Hiện nay Vinamilk có 2 nguồn nguyên liệu chính là nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu thu mua từ các trang trại bò sữa trong nước.

  • Nguyên liệu sữa nhập khẩu có thể thông qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi chuyển đến các nhà máy sản xuất.
  • Nguyên liệu trong nước đến từ chính các trang trại bò sữa mà Vinamilk phát triển trên toàn quốc.

Khâu sản xuất: 

Hiện nay Vinamilk hoàn toàn tự sản xuất sản phẩm với công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại nhất. Các nhà máy có trình độ tự động hoá và hệ thống kho thông minh có mặt tại 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Khâu phân phối

  • Thị trường trong nước: có mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp trên toàn quốc. bao gồm hệ thống kênh phân phối GT và cả MT. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản và bán các sản phẩm Vinamilk. Phân phối trực tiếp đến các khu công nghiệp, nhà máy, trường học. 
  • Thị trường nước ngoài: Các mặt hàng sản phẩm sữa của Vinamilk được xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Canada,…

Trên đây là những thông tin về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. 

Tags:
Chia sẻ bài viết này
Đánh giá từ khách hàng
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn chuyển đổi số

Tặng 8h tư vấn, cùng chuyên gia chuẩn hóa quy trình phát triển Kênh phân phối

“Winmap không đơn thuần cung cấp sản phẩm phần mềm. 

 

 

Mục tiêu của Winmap giúp CEO xây dựng quy trình kinh doanh hiệu quả, giúp mở rộng điểm bán và doanh thu tăng liên tục.

 

Cộng hưởng quy trình bài bản, phần mềm giải phóng 80% công việc các cấp quản lý”

Nhận tư vấn chuyển đổi số toàn diện

    * Vui lòng điền đầy đủ thông tin