Một người làm marketing giỏi sẽ không đợi khách hàng nói ra mong muốn của họ để đáp ứng mà trực tiếp đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngay cả khi họ chưa thực sự hiểu rõ họ đang cần gì. Hiểu được điều này, các chuyên gia marketing cần phải nắm bắt được 3 yếu tố nhu cầu (need), mong muốn (want) và yêu cầu (demand) của khách hàng. Và bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có thể thấu hiểu được tâm lý của khách hàng thông qua 3 yếu tố trên.
Cách hiểu Need – Want – Demand đơn giản nhất
Nếu như chỉ xét trên góc độ là ngôn ngữ thì 3 từ “ need”, “want”, “demand” là 3 từ đơn cực kỳ đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu như đứng ở góc độ marketing thì không phải ai trong nghề cũng có đầy đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức để có thể phân biệt được định nghĩa cũng như đặc điểm của từng yếu tố.
Ba yếu tố “ need”, “want”, “demand” đều là những cụm từ miêu tả cảm xúc của con người nên đều có sự tác động qua lại vô cùng chặt chẽ và không thể tách biệt. Qua những nghiên cứu của các chuyên gia marketing chúng ta có thể nhìn nhận ba khái niệm này như sau:
- Nhu cầu (Needs): nhu cầu được hiểu là trạng thái mà con người ta đang thiếu hụt đi một thứ gì đó hoặc đang không được thoả mãn một điều gì đó. Nói cách khác nhu cầu là sự đòi hỏi về những thứ mà con người ta đang còn thiếu và đang muốn hướng đến.
Nhu cầu có thể rất đơn giản, ví dụ như một người đang đói thì họ sẽ có nhu cầu tìm kiếm đồ ăn, một người khát nước thì họ sẽ cần có nước để uống. Tuy nhiên, bên cạnh những nhu cầu giản đơn thì cũng có những nhu cầu phức tạp như: nhu cầu được yêu thích, yêu mến, quan tâm,….Bản thân con người ta từ khi sinh ra đã có nhu cầu cần thiết cho mình. Theo thời gian, nhu cầu của con người sẽ bị thay đổi và không có sự cố định. Khi con người ta được nâng cao hơn về mặt tài chính hay tinh thần thì nhu cầu kéo theo đó cũng tăng lên.
- Mong muốn (Wants): Cũng giống như nhu cầu được cụ thể hóa và là điều mà ai cũng muốn có và bị giới hạn. Tuy nhiên, mong muốn lại là những điều vô hạn.
Mong muốn thì thường mang tính đa dạng và cũng vì thế mà trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau cung cấp các sản phẩm cùng chủng loại. Việc phân biệt được “Mong muốn”, “Nhu cầu” của con người không phải là điều dễ dàng đối với những người làm marketing. Nhiều doanh nghiệp thường tập trung đáp ứng những mong muốn phù phiếm của khách hàng mà quên mất đi việc đánh vào nhưng nhu cầu cốt lõi của họ.
- Yêu cầu (Demand): Khi những mong muốn của con người có thể được đáp ứng và thành sự thật nhưng điều kiện kinh tế lại không cho phép bạn có được những gì mà mình mong muốn thì “Demand” là yếu tố chuyển hóa “Need” và “Want”.
Ví dụ dễ hiểu về “need”, “want”, “demand”
Để giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố “need”, “want”, “demand” thì dưới đây Kenhphanphoi sẽ gửi tới bạn những ví dụ trực quan, dễ hiểu nhất!
Need
Khi bạn có một công việc có thu nhập cao thì bạn sẽ bận rộn hơn và có nhu cầu muốn có một chiếc xe hơi để đi lại cho thuận tiện. Tuy nhiên, khi nhu cầu không được những thứ mà mình mong muốn thì họ sẽ cảm thấy tiêu cực và bất lực. Thường thì họ sẽ tìm đến những thứ khác để giải tỏa những cảm xúc đó, hoặc là tìm kiếm những đối tượng có thể thỏa mãn khát vọng của mình hoặc là tiết chế đến giới hạn cơ bản (với những người nghèo/không đủ điều kiện, khả năng).
Want
Một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người đó chính là có quần áo để mặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những mong muốn về quần áo giống như nhau.
- Với những người có tính cách dịu dàng, nhẹ nhàng và có tư tưởng truyền thống lại mong muốn có những bộ quần áo kín đáo, gọn gàng, sạch sẽ.
- Còn đối với những người mang phong cách trẻ trung, phóng khoáng, cá tính thì lại ưa thích những bộ quần áo thể thao mang sự thoải mái, phá cách.
- Còn với những người không quan tâm nhiều đến thời trang lại mong muốn có được những bộ quần áo không quá đắt đỏ và dễ giặt.
Demand
Con người ta thường có xu hướng lựa chọn có được những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của mình nhưng lại ở mức giá vừa phải. Ví dụ như trong cuộc sống nhiều người mong muốn có được chiếc điện thoại di động để phục vụ mục đích giải trí. Chiếc điện thoại thông minh đó phải có nhiều tính năng đi kèm như: nhỏ gọn, hiện đại và có nhiều tính năng khác đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người.
Tuy nhiên, ngân sách bạn có thể chi để mua điện thoại là 20 triệu đồng. Mức giá của những chiếc điện thoại tốt nhất của hai hãng Samsung và Iphone lần lượt là 29 triệu và 33 triệu. Điều này khiến bạn phải chuyển hướng mua điện thoại của hãng khác hoặc mua điện thoại cũ để sử dụng.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về 3 yếu tố “need”, “want”, “demand”.