/
/
So Sánh 2 Chiến Lược Marketing 4P Và 7P “Chi Tiết – Đầy Đủ” Nhất

So Sánh 2 Chiến Lược Marketing 4P Và 7P “Chi Tiết – Đầy Đủ” Nhất

Nội dung chính

Hoạt động marketing trên thị trường ngày càng đa dạng với nhiều chiến lược khác nhau. Trong đó, chiến lược marketing 4p và 7p khá phổ biến và được đánh giá là phù hợp với nhiều doanh nghiệp. Để hiểu rõ về 2 loại chiến lược này, hãy cùng Winmap DMS theo dõi bài viết sau đây nhé!

Thế nào là marketing mix?

Marketing mix còn được gọi với tên khác là marketing hỗn hợp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều chiến lược, công cụ tiếp thị có thể đạt được mục tiêu kinh doanh. Đây là một yếu tố quan trọng, là cầu nối giữa người mua và người bán giúp cho người bán có thể hiểu được nhu cầu thực tế của người mua, từ đó đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tối ưu nhất.

marketing 4p và 7p

Marketing mix kết hợp nhiều công cụ tiếp thị khác nhau

Marketing mix nguyên bản được triển khai theo mô hình marketing 4P, bao gồm 4 thành tố với sản phẩm hữu hình, được ứng dụng để tiếp thị hàng hóa. Theo thời gian, để phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế thị trường thì mô hình này được phát triển thành marketing 7P.

Đôi nét về 2 chiến lược marketing 4P và 7P

Hiện nay, chiến lược marketing 4P và 7P là hai chiến lược được ứng dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp khác nhau. Chúng được xây dựng bởi nhiều yếu tố, tạo nên mô hình để doanh nghiệp dựa vào đó nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược marketing hợp lý.

Xem thêm >>> Marketing 4P Là Gì? Chiến Lược 4P Hiệu Quả Là Như Thế Nào?

Chiến lược marketing 4P

Chiến lược marketing 4P được xây dựng từ những năm 1960 bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy. Đây là mô hình nền móng cho chiến lược marketing mix được sử dụng rộng rãi ngày nay trên thế giới, bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Quảng bá, xúc tiến thương mại).

marketing 4p và 7p

Chiến lược marketing 4P

Hiểu một cách đơn giản, marketing 4P là việc đặt chính xác sản phẩm vào đúng chỗ, đúng thời điểm với giá cả hợp lý. Mô hình này được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tế thì đây không phải điều dễ dàng. Hãy cùng phân tích chi tiết 4 yếu tố trong mô hình này:

Product – Sản phẩm

Product là yếu tố đầu tiên trong chuỗi 4P, chúng có thể là những sản phẩm hữu hình, hàng hóa cụ thể như bánh kẹo, điện thoại, xe máy,… hay những sản phẩm vô hình như dịch vụ của khách sạn, spa, nhà hàng,… Mỗi sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Hàng năm có rất nhiều sản phẩm mới được đưa ra thị trường, thế nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể chiếm được thị phần riêng và được khách hàng sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là phải xác định thế mạnh cũng như điểm khác biệt của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.

Price – Giá cả

Giá cả là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, việc định giá sản phẩm là vô cùng quan trọng. Giá bán thấp sẽ khiến doanh nghiệp khó thu được lợi nhuận nhanh chóng, giá bán cao thì khó tiếp cận được với khách hàng.

marketing 4p và 7p

Giá cả đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing

Để có giá bán hợp lý, bạn cần xác định rõ chi phí sản xuất, giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng và khả năng cạnh tranh với đối thủ. Hãy nghiên cứu thật kỹ thị trường cũng như giá cả các sản phẩm tương tự để có thể đưa ra mức giá chính xác nhất.

Place – Địa điểm

Địa điểm bán hàng hay các kênh phân phối là nơi trưng bày, giới thiệu và giúp khách hàng có thể tìm mua sản phẩm một cách dễ dàng, tiện lợi. Hiện nay, có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bán online, offline hay thông qua các bên trung gian như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó cần lựa chọn phương thức, địa điểm, kênh phân phối phù hợp để đưa sản phẩm tiếp cận đến gần khách hàng hơn.

Promotion – Quảng bá, xúc tiến thương mại

Đây là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình marketing sản phẩm bao gồm việc quảng cáo, bán hàng, các chương trình khuyến mại, ưu đãi, quan hệ công chúng… Quảng cáo sản phẩm giúp tăng độ nhận diện với khách hàng, từ đó dễ dàng tiến hành giao dịch mua bán hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi với nhóm khách hàng tiềm năng.

Xem thêm >>> Các tiêu chí phân khúc thị trường thành công

Mô hình marketing 7P

marketing 4p và 7p

Mô hình marketing 7P

Chiến lược marketing 7P được phát triển dựa trên mô hình chiến lược marketing 4P và thêm vào 3 yếu tố bao gồm: Process (Quy trình), People (Con người) và Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

Process – Quy trình

Quy trình và hệ thống tổ chức trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chiến lược marketing. Chúng có thể được hiểu là quy trình phân phối sản phẩm, quy trình bán hàng và quy trình thanh toán,…

Xây dựng quy trình một cách bài bản, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, ảnh hưởng đến quá trình bán hàng, giữ chân khách hàng cũ và tạo ấn tượng tốt với khách hàng mới.

People – Con người

marketing 4p và 7p

Yếu tố con người bao gồm nhân viên và khách hàng

Yếu tố con người được nói đến ở đây bao gồm cả khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và người cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đó. Doanh nghiệp cần nghiên cứu, khảo sát để đánh giá nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt cần lựa chọn đội ngũ nhân viên phù hợp và có khả năng gắn bó lâu dài để hỗ trợ công việc tốt hơn.

Physical Evidence – Cơ sở vật chất

Đây là yếu tố cuối cùng trong mô hình marketing 7P, giúp mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ. Cơ sở vật chất có thể được hiểu là nơi tiếp xúc giữa người bán và người mua, là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ như không gian quán cafe hay cũng có thể hiểu theo nghĩa là thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng.

Cách phân biệt giữa hai mô hình marketing 4P và 7P

Có thể hiểu marketing 4P là mô hình cơ bản nhất để xây dựng một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh. Marketing 7P là mô hình cải tiến từ 4P, đảm bảo 4 yếu tố cơ bản và bổ sung thêm 3 yếu tố khách để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hiện nay.

Để phân biệt hai mô hình này với nhau, chúng ta có thể thấy marketing 4P là kiểu truyền thống và được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Trong khi đó, marketing 7P được kế thừa, phát triển, phù hợp hơn để áp dụng trong kinh doanh dịch vụ.

Kết luận

Các chiến lược marketing ngày càng được sử dụng đa dạng hơn tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên của Winmap DMS có thể giúp các bạn hiểu hơn về 2 chiến lược marketing 4P và 7P, từ đó lựa chọn được phương án phù hợp cho doanh nghiệp của mình nhé!

Tags:
Chia sẻ bài viết này
5/5 - (1 Bình chọn)
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn chuyển đổi số

Tặng 8h tư vấn, cùng chuyên gia chuẩn hóa quy trình phát triển Kênh phân phối

“Winmap không đơn thuần cung cấp sản phẩm phần mềm. 

 

 

Mục tiêu của Winmap giúp CEO xây dựng quy trình kinh doanh hiệu quả, giúp mở rộng điểm bán và doanh thu tăng liên tục.

 

Cộng hưởng quy trình bài bản, phần mềm giải phóng 80% công việc các cấp quản lý”

Nhận tư vấn chuyển đổi số toàn diện

    * Vui lòng điền đầy đủ thông tin