STP là một trong những chiến lược Marketing quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu được lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Cùng Winmap DMS tìm hiểu STP marketing là gì cũng như cách xây dựng marketing STP hiệu quả tại bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là chiến lược STP marketing?
STP là một mô hình chiến lược phổ biến trong marketing. Nó là 3 chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Nói một cách đơn giản, STP là chiến lược để doanh nghiệp có thể xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu thành công.
STP là một mô hình chiến lược phổ biến trong marketing
Việc áp dụng chiến lược STP sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào khai thác một nhóm khách hàng mà họ có lợi thế cạnh tranh và xây dựng hình ảnh riêng biệt.
Đối với chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào nhóm khách hàng có những đặc tính giống nhau, từ đó thiết lập một chiến lược marketing phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chiến lược STP đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Về cơ bản, chiến lược STP Marketing đem lại 3 lợi ích chính cho doanh nghiệp.
STP đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
STP mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Khi áp dụng chiến lược STP, thay vì tập trung vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, doanh nghiệp sẽ hướng đến một khách hàng mục tiêu cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp sẽ bắt đầu xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp để thu hút thêm đối tượng khách hàng.
Những thông điệp ý nghĩa đối với những nhóm khách hàng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt hơn, từ đó dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Tăng doanh số bán hàng
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, doanh nghiệp cần phải thông minh trong việc thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả và khuyến khích họ sử dụng sản phẩm của mình.
Khi áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng của mình qua việc xác định lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng hiệu quả.
Hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược Marketing
Mỗi đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường sẽ có nhu cầu khác nhau. Do đó, việc xác định chính xác thị trường mục tiêu và phân khúc mà doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp họ xây dựng và triển khai chiến lược Marketing hiệu quả.
Về cơ bản, có 4 chiến lược Marketing phổ biến mang lại hiệu quả cao mà doanh nghiệp có thể áp dụng gồm:
- Differentiation Strategy (Chiến lược Marketing khác biệt hóa)
- Chiến lược Marketing định vị
- Chiến lược Marketing theo chu kỳ sản phẩm
- Chiến lược Marketing đối với người đứng đầu thị trường, người thách thức và người theo sau
3+ bước xây dựng STP marketing hiệu quả nhất
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược STP hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình áp dụng chiến lược STP Marketing dưới đây.
Tiến hành nghiên thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên trong quá trình áp dụng chiến lược STP Marketing. Đây là một quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin của khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu để doanh nghiệp có thể triển khai những chiến lược Marketing một cách phù hợp.
Nghiên cứu thị trường là bước đầu trong chiến lược STP Marketing
Nghiên cứu thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, nó giúp giảm thiểu được rủi ro và định hướng hiệu quả khi kinh doanh. Một doanh nghiệp chỉ quan trong việc nghiên cứu thị trường có thể gặp phải một số vấn đề như lãng phí nguồn nhân lực, thâm hụt chi phí và có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Một số công việc mà doanh nghiệp phải làm khi nghiên cứu thị trường là xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chân dung khách hàng, xác định nhóm khách hàng cụ thể, phân tích đối thủ, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế câu hỏi khảo sát và tổng kết dữ liệu thu được.
Xác định phân khúc thị trường
Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần xác định phân khúc thị trường mà mình muốn hướng đến. Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Hiểu rõ khách hàng hiện tại của mình
- Bước 2: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu chính
- Bước 3: Xác định phân khúc thị trường phù hợp với công ty
- Bước 4: Phân tích, đánh giá hiệu quả của phân khúc đã chọn.
Thực hiện lựa chọn thị trường tiềm năng
Ở giai đoạn thứ ba, doanh nghiệp sẽ chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm mà mình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp thông qua 6 bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu tìm hiểu thị trường ngành
- Bước 2: Nắm bắt chi tiết về nhóm khách hàng hiện tại
- Bước 3: Phân tích dữ liệu
- Bước 4: Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình
- Bước 5: Hiểu rõ tính năng và lợi ích sản phẩm của mình
- Bước 6: Đánh giá hiệu quả thị trường mục tiêu mang lại cho doanh nghiệp
Định vị thương hiệu doanh nghiệp
Bước cuối cùng trong quy trình áp dụng chiến lược STP Marketing là định vị thương hiệu. Khi thực hiện định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần phải vẽ bản đồ định vị (Positioning Map) để xây dựng chương trình Marketing Mix.
- Trước tiên, để định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần phải vẽ bản đồ định vị. Bản đồ định vị thương hiệu của doanh nghiệp bao gồm hai trục tọa độ, trong đó, mỗi trục sẽ thể hiện một giá trị và thuộc tính khác nhau. Hai yếu tố phổ biến nhất khi lập bản đồ định vị thương hiệu là phân khúc giá và chất lượng sản phẩm.
- Sau đó, doanh nghiệp có thể xác định vị trí thương hiệu của mình cũng như thương hiệu đối thủ trên trục tọa độ này. Từ đó sẽ nắm bắt được tương quan về định vị của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xác định phương án định vị của mình. Một số phương án có thể áp dụng như định vị qua đặc tính sản phẩm, dịch vụ, con người, hình ảnh…
- Cuối cùng, sẽ xây dựng chương trình Marketing Mix dựa trên những khái niệm định vị đã được định sẵn.
Chiến lược STP Marketing là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp có thể sở hữu lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo của Winmap DMS nhé!