Trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp việc xây dựng kênh phân phối là một quá trình không thể thiếu được. Thông qua các kênh phân phối, doanh nghiệp mới có thể đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của kênh phân phối nên bài viết này Winmap sẽ mang đến cho bạn cách để có thể xây dựng được mô hình phân phối giúp đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Mô hình phân phối là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng mô hình phân phối thì bạn cần phải hiểu rõ được mô hình phân phối là gì? Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mô hình phân phối là bước sau cùng của giai đoạn sau bước sản xuất để giúp cung ứng sản phẩm, hàng hóa đến với người tiêu dùng. Mô hình phân phối bao gồm 2 loại kênh đó chính là mô hình phân phối trực tiếp và mô hình phân phối gián tiếp.
- Mô hình phân phối trực tiếp: Với mô hình trực tiếp sản phẩm sẽ được cung ứng trực tiếp từ nhà sản xuất đến cho người tiêu dùng.
- Còn đối với mô hình phân phối gián tiếp thì sản phẩm sẽ cần phải thông qua các trung gian phân phối như: nhà bán lẻ, nhà bán buôn,…sau đó mới mang đến cho người tiêu dùng cuối cùng.
5 kiểu mô hình phân phối phổ biến
Hiện nay có 5 mô hình kênh phân phối phổ biến mà các nhà làm marketing có thể lựa chọn sao cho phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp hoặc mục tiêu doanh số lâu dài của doanh nghiệp.
Mô hình phân phối trực tiếp
Mô hình phân phối trực tiếp là mô hình cung ứng các sản phẩm không thông qua các trung gian phân phối như đại lý, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ,.. và cũng không cần đến vốn đầu tư lớn. Các sản phẩm của nhà sản xuất sẽ được cung ứng trực tiếp đến cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử như: shopee, lazada,.. Hoặc bán hàng tại các store độc quyền của thương hiệu.
Mô hình phân phối gián tiếp
Ngoài mô hình phân phối trực tiếp thì doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn mô hình phân phối gián tiếp. Với mô hình phân phối gián tiếp cần phải thông qua các kênh trung gian để phân phối sản phẩm từ nhà máy đến người tiêu dùng cuối cùng. Sử dụng mô hình phân phối gián tiếp sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, thời gian sản phẩm đến tay khách hàng sẽ lâu hơn do phải thông qua nhiều khâu trung gian.
Mô hình phân phối đại trà
Các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, tiêu dùng nhanh sẽ phù hợp với mô hình phân phối đại trà. Doanh nghiệp sẽ triển khai các điểm bán lẻ sau khi được nghiên cứu kỹ càng để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng càng nhiều càng tốt.
Mô hình phân phối độc quyền
Với các mặt hàng cao cấp, xa xỉ của các thương hiệu lớn có giá thành cao thì thường doanh nghiệp sẽ lựa chọn kênh phân phối độc quyền. Các doanh nghiệp sẽ bày bán sản phẩm tại các cửa hàng riêng để tránh làm mất đi thương hiệu của mình.
Mô hình phân phối chọn lọc
Với mô hình phân phối có chọn lọc các doanh nghiệp cần phải lựa chọn giữa trung gian phân phối độc quyền và chuyên sâu. Khi lựa chọn mô hình phân phối chọn lọc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phân phối ở nhiều địa điểm nhưng không được nhiều. Để tránh trên mỗi kệ hàng có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh với các thương hiệu khác nhau nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn triển khai mô hình kênh phân phối chọn lọc, đồng thời tham gia giao dịch với các nhà bán lẻ.
Các bước xây dựng mô hình phân phối thách thức mọi đối thủ
Với các bước dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng xây dựng được mô hình phân phối giúp thách thức mọi đối thủ:
- Xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu: Đây là bước quan trọng và khiến cho các nhà làm marketing tốn nhiều thời gian để đi tìm hiểu thị trường cũng như khách hàng của mình. Sau khi trải qua bước tìm hiểu thị trường và khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng: Nhà phân phối giữ một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng kênh phân phối. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải lên danh sách những kênh phân phối nào phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các marketer sẽ liệt kê danh sách những nhà phân phối uy tín để tiếp cận với các kênh phân phối.
- Thương lượng và thỏa thuận với các kênh phân phối để tiến hành đàm phán về cách thức phân phối, lợi nhuận,…
- Cuối cùng là việc lựa chọn các kênh phân phối phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Sau khi đã đàm phán xong xuôi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những đối tác phù hợp để hợp tác kinh doanh.